Hướng dẫn chi tiết cách giặt và bảo quản các loại trang phục lụa tơ tằm bền đẹp theo thời gian
Tơ tằm là nguyên liệu tự nhiên đặc trưng của ngành vải Việt Nam. Chính vì đặc điểm tự nhiên đó mà lụa thường khá “khó tính” trong việc sử dụng, giặt giũ và bảo quản. Trong bài viết này, Nam An Craft sẽ hướng dẫn các bạn cách giặt đồ lụa và cách bảo quản đồ lụa để những bộ trang phục luôn đẹp và mới nhé!
1 / Cách giặt vải lụa
Để bảo quản quần áo lụa tơ tằm không bị nhàu nát, bạc màu hoặc xảy ra bất kỳ biến dạng nào, trong khi giặt quần áo, hãy chú ý những điểm sau trong cách giặt vải lụa:
Không giặt lụa bằng nước nóng
Vải lụa không thích hợp với nước nóng, vì vậy không nên giặt hoặc ngâm chúng trong nước nóng.
Nhiệt độ giặt vải lụa không nên quá cao hoặc quá thấp. 30 độ C – 40 độ C là nhiệt độ lý tưởng để giặt hoặc ủi các loại vải lụa.
Cách tốt nhất để giặt vải lụa là giặt tay.
Nói chung, cách tốt nhất để bảo quản lụa được bền và tươi là giặt bằng tay và không dùng lực quá mạnh để vò hoặc vắt nước. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, bạn vẫn có thể giặt bằng máy. Khi sử dụng máy giặt để giặt áo dài bằng vải lụa hay bất kỳ loại vải lụa nào, hãy chọn chế độ giặt nhẹ nhất (Delicate) hoặc giặt tay trên máy. Đây là những tính năng thông minh của những công nghệ giặt mới nhất và giúp bạn giặt và bảo quản đồ lụa tốt nhất.
Sử dụng dung dịch giặt nhẹ khi giặt vải lụa
Chất tẩy rửa mạnh làm mất kết cấu của sợi tơ, khiến chúng bị mục và nhanh hỏng. Thay vì sử dụng chất tẩy với quần áo khác, bạn có thể giặt quần áo lụa bằng xà phòng tắm, hoặc dầu gội đầu dành cho trẻ em.
2 / Cách bảo quản trang phục lụa tơ tằm
Cách bảo quản vải lụa là không phơi dưới nắng gắt
Sau khi giặt bằng chất tẩy rửa nhẹ, bạn không nên vắt kiệt mà chỉ cần vắt nhẹ rồi treo quần áo lên móc. Để bảo quản vải lụa đẹp và mềm, bạn cần tránh phơi vải dưới ánh nắng gay gắt. Điều này sẽ khiến vải trở nên giòn, cứng và nhanh bạc màu, phai màu.
Không chọn nhiệt độ quá cao khi ủi các loại vải lụa hoặc vải
Đây là công đoạn đòi hỏi sự kiên nhẫn của người thực hiện. Với các loại vải lụa, bạn chỉ nên đặt nhiệt độ của bàn là ở mức ấm. Bạn đừng nóng lòng là ủi nhanh mà vặn nhiệt độ lớn sẽ làm cháy quần áo.
Một mẹo nhỏ, hãy mua lụa khi chúng còn hơi ẩm. Có nghĩa là sau khi giặt vải lụa và hơi khô, bạn nên đem đồ vào là ủi ngay và bảo quản. Lưu ý, bạn nhớ ủi mặt trái vải. Ngoài ra, đối với trang phục lụa tơ tằm, bạn nên ưu tiên sử dụng bàn ủi hơi nước để cho kết quả nhanh chóng và giữ được vẻ đẹp của lụa.
Cuộn vải lụa lại và cất vào túi riêng để bảo quản
Trang phục lụa chủ yếu là áo hoặc váy nên số lượng sử dụng không quá nhiều. Để bảo quản quần áo tốt nhất, hãy cuộn chúng gọn gàng và cho vào túi giấy sạch trước khi sắp xếp tủ quần áo.
Túi giấy sẽ giúp vải được thông thoáng, không bị thấm mồ hôi hay phát sinh mùi hôi. Đây cũng là cách bảo quản đồ lụa được nhiều người áp dụng, bởi nó giúp quần áo luôn mềm mại, không bám bụi trong quá trình bảo quản lâu.
Lưu ý: Các bạn lưu ý không nên cân tạo nếp gấp làm hỏng vải lụa. Lăn theo hình dạng cuộn tròn để tiết kiệm không gian và giữ nguyên hình dạng của lụa.
Trang phục lụa thực sự rất đẹp và tôn dáng cho người mặc, vì vậy bạn hãy bớt chút thời gian tìm hiểu về cách bảo quản và giặt giũ để đồ lụa luôn tươi mới và giữ form được lâu. Nam An Craft chúc bạn luôn có những bộ trang phục thật đẹp và lộng lẫy!
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm lụa tơ tằm của chúng tôi tại: https://namancraft.vn/product-category/handcrafted-silk-products/