Làng nghề lụa ở Việt Nam
Nói đến tơ lụa Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới những tà áo dài mềm mại phất phơ, những dải khăn lụa, chiếc đèn lồng lụa sắc màu rực rỡ cùng với sản phẩm ga trải bàn mịn màng… mà muốn có được những sản phẩm tuyệt vời này thì trước tiên người ta phải có nguyên liệu gia công lụa gấm, mà những vật liệu này lại đến từ làng nghề dệt truyền thống, tại đây, từ khâu nuôi tằm đến in nhuộm, thêu hoa đều thể hiện nét đặc sắc của ngành gia công tơ lụa địa phương.
Làng lụa Vạn Phúc Hà Nội
Với bề dày lịch sử trên 10 thế kỷ, Làng lụa Vạn Phúc Hà Nội là một trong những làng lụa có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam, và cũng là cơ sở sản xuất sản phẩm tơ lụa nổi tiếng nhất Việt Nam. Xưa kia, sản phẩm tơ lụa Vạn Phúc thường được chọn để cống tiến cho triều đình làm nguyên liệu để gia công những bộ phục triều đình cho vua chúa quan lại
Lụa tơ tằm làng Vạn Phúc mềm mại, đồ án hoa văn phong phú, sắc màu tươi mới đa dạng, có thể may thành phục trang với những kiểu dáng khác nhau, rất được sự ưa chuộng của lớp trẻ. Sản lượng lụa tơ tằm của làng Vạn Phúc đạt trên 2 triệu mét mỗi năm, ngoài bán ở hơn 150 cửa hàng bên 3 trục lộ trong thôn còn bán trong các cửa hiệu ở Hà Nội và nhiều địa phương khác tại Việt Nam. Bởi do chất lượng cao, kiểu dáng thời thượng mà phục trang và đồ mỹ nghệ tơ tằm giành được sự ưa chuộng rộng rãi của khách hàng.
Năm 2011, sản phẩm tơ lụa Vạn Phúc Hà Nội đã được Chính phủ Việt Nam bình chọn là “Thương hiệu Vàng Thăng Long”. Tháng 11 năm 2013, làng lụa Vạn Phúc Hà Nội được xác định là một trong 7 làng nghề truyền thống cần được bảo tồn.
Làng lụa Duy Xuyên
Làng lụa Duy Xuyên tại thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam Việt Nam có lịch sử trên 300 năm, từ khâu trồng dâu nuôi tằm đến ươm tơ, dệt lụa đều được hoàn thành qua bàn tay khéo léo của những người thợ Chăm Pa tại địa phương.
Tại làng lụa Duy Xuyên, lá dâu dùng cho nuôi tằm được hái từ những cây dâu đặc thù chỉ có trong rừng sâu thuộc tỉnh Quảng Nam, vì vậy là chất liệu tơ tằm ở đây cũng hết sức mềm mại khác với những nơi khác.
Người Chăm làng lụa Duy Xuyên vẫn giữ được công nghệ dệt lụa truyền thống độc đáo, các loại hàng mỹ nghệ dệt thêu, những chiếc khăn quàng lụa mang sắc thái dân tộc độc đáo thường thể hiện nét văn hóa truyền thống Chăm Pa vùng Quảng Nam, chính những sản phẩm này đã thu hút một số đông du khách đến với làng lụa Duy Xuyên, trong khi lựa chọn các sản phẩm tinh túy đẹp mắt họ còn tham quan trải nghiệm văn hóa tơ lụa Chăm Pa tại đây.
Làng nghề lụa Tân Châu
Làng nghề lụa Tân Châu nằm phía Tây Bắc tỉnh An Giang, có lịch sử lâu đời trong ngành gia công tơ lụa, tại đây đã tổ chức nhiều phường hội trồng dâu nuôi tằm và dệt tơ lụa, phương thức nuôi trồng truyền thống cùng với công nghệ dệt lụa độc đáo ở địa phương được kế thừa đã bao đời nay.
Ở Việt Nam , mỗi làng tơ tằm đều có những phương thức riêng về mặt trồng dâu nuôi tằm cũng như công nghệ dệt lụa, điều đó đã đem lại sự khác biệt cho những sản phẩm tơ tằm được sản xuất ở những địa phương khác nhau. Làng nghề lụa Tân Châu cũng vậy, khi hái dâu thì người dân nơi đây không chỉ hái lá mà cắt tỉa cả cành dâu để tiện cho tằm kéo kén, sau đó mới nuôi tằm, điều này cũng khác với phương cách nuôi tằm trực tiếp cho ăn lá dâu ở tỉnh Quảng Nam cũng như ở Hà Nội và các nơi khác tại Việt Nam.
Sản phẩm lụa tơ tằm làng Tân Châu có hoa văn độc đáo đẹp mắt, màu sắc không phai, điều này có được nhờ vào công nghệ nhuộm tơ lụa truyền thống đặc trưng của làng Tân Châu. Trái mặc nưa là loại trái cây được dùng làm vật liệu cho nhuộm, người ta thêm nước vào đánh cho nhừ trái mặc nưa rồi cho lụa mới vào ngâm nhuộm, qua mười mấy lần ngâm tẩm vào ban đêm và hong phơi vào ban ngày, gam màu của sản phẩm lụa lúc này đã trở nên ổn định, và khâu nhuộm đã hoàn thành. Sản phẩm lụa nhuộm này có sắc màu tươi mà ổn định không dễ phai nhạt, và do sử dụng vật liệu thuần tự nhiên mà khiến cho sản phẩm lừng danh gần xa, trở thành một trong những loại hàng lụa dệt tự nhiên rất được sính chuộng.
Mời quý vị xem danh sách các bộ sưu tập lụa của chúng tôi tại: https://namancraft.vn/product-category/handcrafted-watergrass-products/